Mô hình kinh doanh nhượng quyền đã và đang dần trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Tuy không quá xa lạ nhưng vẫn còn khá nhiều người phải băn khoăn khi nhắc tới khái niệm này trong ngành kinh doanh ẩm thực ở Việt Nam. Hiện nay, với sản phẩm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, rất nhiều người đã phát triển và thành công khi thử sức với loại hình kinh doanh này. Đặc biệt là với thương hiệu Kebab Torki nổi tiếng toàn quốc với gần 400 cửa hàng nhượng quyền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ khái niệm mà bạn nên nắm rõ vấn đề kinh doanh nhượng quyền bánh mì doner kebab Torki.
>>> Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền bánh mì đã được đăng ký sở hữu trí tuệ, bạn sẽ được gì?
Kinh doanh nhượng quyền là gì?
Kinh doanh nhượng quyền (hay còn được gọi là Franchising) là một mô hình hoạt động mà khi một cá nhân hay tổ chức (gọi tắt là bên nhận nhượng quyền) được cho phép kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào đó dưới tên thương hiệu của bên nhượng quyền. Đổi lại, bên nhận nhượng quyền sẽ bỏ ra một khoản chi phí đầu tư ban đầu hoặc/ và trích lại phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng hàng tháng cho công ty nhượng quyền.
Hình thức và phương pháp kinh doanh sẽ được sẽ chuyển giao cho bên nhận nhượng quyền chi tiết trước quá trình hoạt động. Ví dụ ở mô hình kinh doanh nhượng quyền Kebab Torki của Torki Food, công ty sẽ cung cấp cho đối tác toàn bộ những thiết bị cần thiết cũng như đào tạo các quy trình chuẩn để kinh doanh bánh mì kebab.
>>> Xem thêm: Triển vọng phát triển của thị trường bánh mì Kebab nửa cuối năm 2020
Trách nhiệm của Torki Food
Với tư cách là công ty chủ quản, công ty cổ phần thực phẩm quốc tế Torki Food có trách nhiệm phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ những thành viên mới gia nhập hệ thống nhượng quyền Kebab Torkii. Còn trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền là phải thực hiện theo đúng quy định, tiêu chuẩn về mọi mặt của hệ thống, từ cách thiết kế cửa hàng, mô hình sản phẩm đến giá cả bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ
>>> Xem thêm: Xu hướng kinh doanh xe đẩy bánh mì kebab không thương hiệu liệu có phát triển bền vững trên thị trường?
Hai bên phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
Những quy định nhượng quyền được đặt ra để đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong hệ thống đều bình đẳng với nhau cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Điều này góp phần cho việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng. Từ đó, lấy được lòng tin từ phía người tiêu dùng thị trường đối với tên thương hiệu Kebab Torki và gia tăng thu nhập cho cửa hàng của đối tác.
>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh nhượng quyền bánh mì thổ nhĩ kỳ - Mảnh đất màu mỡ của ngành FMCG
Có thể nói, kinh doanh nhượng quyền đã tạo nên một bước đột phá trong nền kinh tế thế giới. Mô hình kinh doanh này đang dần trở thành xu hướng trong xã hội và không ngừng mở rộng, phát huy tính hiệu quả mạnh mẽ hơn nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét